Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

"Map of The Soul: 7" của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa "xưởng thần tượng Kpop"?

Bao lần như một, ngay khi  BTS  vừa trở lại đường đua âm nhạc, giới truyền thông và người hâm mộ sẽ háo hức chờ đợi những tổng kết về thành tích của nhóm nhạc "chuyên thành tích" này. Tuy nhiên, thật đáng buồn nếu như  "Map Of The Soul: 7" , album với con số 7 có nghĩa là 7 thành viên, 7 năm ra mắt lại một lần nữa chìm trong những ganh đua bằng con số. Rũ bỏ hết những con số thành tích, "Map Of The Soul: 7" là một tấm "bản đồ tâm hồn" chỉ rõ cách thức BTS và Big Hit làm âm nhạc trong suốt 7 năm qua.

Nói gì về "Map Of The Soul: 7" khi không nói về thành tích?

Nhóm nhạc đạt được nhiều Daesang nhất. Nhóm nhạc nam Kpop đầu tiên đặt chân vào Billboard Hot 100. Nhóm nhạc Kpop tẩu tán được nhiều album nhất. Nhóm nhạc Kpop đầu tiên nhận giải thưởng tại BBMAs, nhóm nhạc Kpop đầu tiên dám tổ chức concert tại loạt sân vận động danh giá bậc nhất châu Âu và Bắc Mỹ.

Cho đến năm 2020 này, những "đầu tiên" và "nhiều nhất" của BTS đã chất thành núi. Sẽ còn những thành tích lớn, nhưng sẽ chẳng còn ai quá bất ngờ về thành tích mà BTS đạt được. BTS mất 5 năm để số lượng album đầu tuần ghi  nhận được trên Hanteo từ 34 ngàn tăng lên 1 triệu, nhưng chỉ trong 2 năm tiếp theo, nhóm đã đạt được doanh số 4 triệu album đặt trước và hơn 2,6 triệu bản album trong vòng 6 giờ kể từ khi album phát hành.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 1.

Nói đến BTS, trước tiên người ta sẽ nói đến thành tích khủng. Kể cả những ai không hiểu được lí do vì sao âm nhạc của BTS lại chinh phục được người hâm mộ toàn cầu ở nhiều lứa tuổi đến vậy, thì cũng không thể chối bỏ sự thật rằng 7 chàng trai từ Hàn Quốc đang ngày ngày chạm đến những con số mà thậm chí cả nhà sáng lập của họ cũng chưa từng dám mơ.

"Map Of The Soul: 7" ra đời trong trạng thái "không bất ngờ vì thành tích" đó. Vậy nếu như không nói về 4 triệu bản album, về hàng triệu lượt xem MV và về thứ hạng trên Billboard Hot 100 trong tuần tới, album ra đời vào năm thứ 7 hoạt động của BTS có gì?

Album "Map Of The Soul: 7" bao gồm 20 ca khúc, trong đó có 5 ca khúc từ era "Map Of The Soul: PERSONA" và 15 ca khúc hoàn toàn mới. Đã được cho biết trước rằng "Map Of The Soul: 7" có cấu trúc giống với album của BTS từ thời kì đầu, có nghĩa là album luôn dành chỗ cho những bài hát solo hoặc do vocal line – rap line thể hiện. Nếu bỏ thời gian nghe hết cả album, có thể thấy rằng cá tính riêng của mỗi thành viên được nêu bật qua từng bài hát solo. Bên cạnh xây dựng một nhóm nhạc BTS là một chỉnh thể gồm 7 mảnh ghép, Big Hit cũng đã luôn chăm chút cho việc xây dựng 7 thế giới riêng biệt dành cho mỗi thành viên xuyên suốt 7 năm hoạt động của BTS.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 2.

Album của BTS luôn dành chỗ trống cho phần solo và vocal/rap riêng biệt suốt 7 năm qua

Cùng với album mới, BTS cũng đã mạnh tay bỏ tiền túi vào dự án "Connect, BTS". "Connect, BTS" là một dự án toàn cầu của BTS với 22 nghệ sĩ đến từ 5 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là ý tưởng nhằm xác định lại các mối quan hệ giữa nghệ thuật và âm nhạc, vật chất và phi vật chất, nghệ sĩ và khán giả, nghệ sĩ và nghệ sĩ của BTS, và đặc biệt là giữa lý thuyết và thực hành. Nghe qua có vẻ trừu tượng, nhưng có thể hiểu đơn giản như là BTS tạo ra một "bản đồ nghệ thuật" cho người hâm mộ của mình trên khắp toàn cầu.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 3.

Dự án "Connect, BTS" tại Seoul

"Nghệ thuật và góc nhìn của BTS về nghệ thuật" dường như là chủ đề chính cho lần comeback này của BTS. Và nhìn nhận album này trên góc độ khác với góc độ thành tích là một điều nên làm – ít nhất là để xem thử quan điểm nghệ thuật của chính những thần tượng Kpop này là gì, giữa một nền công nghiệp mà "quan điểm nghệ thuật" của thần tượng trở thành một điều gì đó rất… hiếm hoi được bày tỏ.

"Cái chết đầu tiên của người nghệ sĩ" hay là tiếng nói của những thần tượng sống sót trong nền công nghiệp tỉ đô

"Vũ công có hai cái chết – một lần khi họ ngừng nhảy múa, và cái chết đầu tiên này thống khổ nhiều hơn" , BTS dùng câu nói của Martha Graham để mở đầu cho MV "Black Swan" – ca khúc mở đường cho album "Map Of The Soul: 7". Không xuất hiện trong MV, BTS để nhóm vũ công đến từ MN Dance Company thể hiện phần vũ đạo với nhiều lớp ẩn dụ. Nhân vật chính trong MV "Black Swan" bước vào sân khấu theo cái bóng của mình mà không phải là ngược lại.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 4.

Single "Black Swan" của BTS gây ám ảnh ở cả bài hát lẫn MV

"Black Swan" là câu chuyện về một nghệ sĩ loay hoay trong khủng hoảng về bản ngã, khi họ nhận ra rằng mình đang đứng trước cái chết đầu tiên – cái chết của thứ nghệ thuật đã cho họ mục đích sống.

Người hâm mộ của BTS chắc chắn còn nhớ cảnh rapper Suga nói với CEO Bang Sihyuk, "anh nói với em rằng sẽ gia nhập một nhóm nhạc như 1TYM, vũ đạo không cần thiết nên em chỉ cần chăm chỉ rap thôi, và bây giờ thì vũ đạo của BTS là khó nhất". Đoạn nói chuyện trên sau này thường nằm trong những đoạn video hài hước về BTS, nhưng sự thật là để trở thành 1 thành viên của BTS, Suga đã phải chịu sự tấn công của chính giới hip hop underground – nơi chưa bao giờ công nhận và thậm chí cười nhạo vào khái niệm "thần tượng hip hop".

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 5.

Agust D và Suga (BTS)

Trở thành 1 phần của BTS, Suga tạm thời che mất phần "Agust D" Dịch thuật miền trung tại Quảng Ngãi Blog bên trong mình. Đó là điều bắt buộc phải làm, và không chỉ riêng Suga, nhiều thần tượng đi trước hay đi sau anh đều như thế. Để hoạt động trơn tru như là một nhóm, không có cá nhân nào được phép mang toàn bộ bản ngã của mình gán ghép cho những người đồng đội – là Jimin mềm mại, RM sâu sắc hay j-hope tràn trề năng lượng vui tươi.

Không một nền giải trí nào trên thế giới có nhiều những con "thiên nga đen" như là Kpop.

Phát triển từ những năm đầu của thế kỉ 21 và càng ngày càng lớn mạnh trong 10 năm qua, Kpop được đánh giá là một nền công nghiệp tỉ đô, tác động tích cực đến cả ngành du lịch và thời trang của Hàn Quốc. Đã gọi là "nền công nghiệp", ắt hẳn phải có những dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, với sản phẩm là những thần tượng trẻ tuổi, xinh đẹp, được huấn luyện kĩ càng.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 6.

Khó đếm hết số lượng công ty giải trí và nhóm nhạc hoạt động tại Kpop. Trong ảnh: Dal Shabet, AOA, Boyfriend, ENOi.

Là một nhân tố nằm trong nền công nghiệp tỉ đô mang tên Kpop, mang trên mình tên gọi "thần tượng Kpop", có một vài quy chuẩn mà những người trẻ tuổi mang trong mình đam mê ca hát nhảy múa tại Hàn Quốc buộc phải nghe theo. Chúng ta đã chứng kiến những thần tượng sử dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để mặc vừa những bộ trang phục sinh ra chỉ vừa với thân hình búp bê. Chúng ta quen thuộc những cách phân loại nhóm nhạc nữ theo phong cách – sexy, girl crush hay là "em gái nhà bên"- tất cả đều lặp lại nhau ở hình tượng, vũ đạo, thể loại âm nhạc. Càng ngày chúng ta càng ít bắt gặp những gương mặt lạ lẫm, những bài hát với giai điệu khác lạ, những MV mà vừa nhìn là đã có thể định danh.

Với một số lượng concept hạn chế, phải xoay vòng theo sở thích của khán giả và xu hướng của toàn ngành công nghiệp, những thần tượng Kpop không sớm thì muộn cũng sẽ bị gọt giũa đi nhiều phần khác biệt của mình. Ít khi nghe thấy thần tượng phát biểu về thể loại hay phong cách yêu thích – vì đó là điều được công ty định hướng, câu cửa miệng của thần tượng Kpop luôn là "người hâm mộ của chúng em". Không còn là hình mẫu thần tượng muốn thể hiện ra, chỉ còn là thần tượng mà công chúng và người hâm mộ muốn nhìn thấy – đó là "cái chết đầu tiên" biến Kpop trở thành một "xưởng sản xuất thần tượng" đúng nghĩa.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 7.
Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 8.

Cho đến ngày hôm nay, vẫn sẽ có rất nhiều người hâm mộ rơi nước mắt khi nhớ lại khoảng thời gian mà BTS còn chật vật trong căn phòng ký túc chật chội, cùng nhau mơ giấc mơ về chiếc cúp âm nhạc đầu tiên, concert đầu tiên. Thế nhưng so với rất nhiều nhóm nhạc Kpop được cho ra mắt hàng năm, BTS vẫn là một nhóm nhạc vô cùng may mắn.

May mắn không nằm ở chỗ BTS là "kẻ sống sót" cuối cùng trong lớp thần tượng ra mắt năm 2013. May mắn nằm ở chỗ, Suga vẫn là Suga của BTS, nhưng khán giả cũng đã được diện kiến một "Agust D" tăm tối hơn, sắc bén hơn. RM bỏ qua autotune hay hàng lớp dày âm thanh thường thấy trong album của BTS để cho ra một mixtape giản dị nhưng sâu sắc. Bất chấp lời chê bai rằng "giọng mái", Jimin vẫn "hát ru" cho người hâm mộ bằng những ca khúc êm đềm như lông vũ lướt qua da. j-hope rộn ràng màu sắc trong "Hope World", rạng rỡ đeo dây chuyền in hình mình ngày còn bé, hòa mình vào với những vũ công như một vũ công thực thụ trong "Chicken Noodle Soup". Jin luôn gắn liền với những ca khúc có bố cục quen thuộc không hề lắt léo, còn V với "Winter Bear" hay "Singularity" luôn độc đáo từ âm sắc cho đến thể loại, và của Jungkook lại là thứ âm nhạc mang hơi hướng modern pop rõ ràng.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 9.

Phát triển dự án cá nhân, tham gia sản xuất album của nhóm… BTS không hề đứng ngoài quá trình thể hiện bản ngã của mình. Đó là lí do không có "cái chết đầu tiên" nào dành cho các thành viên BTS, cũng là lí do mà BTS vẫn may mắn hơn rất nhiều thần tượng ở ngoài kia.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 10.

Mỗi thành viên BTS đều có màu sắc cá nhân rõ rệt

Thoát ra khỏi cái khuôn thần tượng, liệu BTS có an toàn?

Sau khi "ON", ca khúc chủ đề cho lần comeback này của BTS được lên sóng, từ khóa "khó nghe" đã lọt vào top 4 chủ đề nóng trên Weibo – mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc. Âm nhạc của BTS chưa bao giờ thoát khỏi tranh cãi. "Nhạc càng ngày càng dở, chỉ có fandom cày", "nhóm nhạc quốc tế không có hit quốc dân", "khó nghe, autotune quá nhiều"…, những lời bình luận khắc nghiệt dành cho BTS luôn luôn đi cùng thành tích. Thành công của BTS chưa bao giờ là thành công nằm ở phía công chúng – mặc cho fandom ngày càng lớn mạnh, BTS không có được một bài hit "quốc dân" tại Hàn, cũng phải dùng chiến lược kết hợp với các nghệ sĩ US – UK để tăng hạng trên Billboard Hot 100.

MV "ON" - BTS

Dù có cài cắm bao nhiêu ẩn dụ vào trong một album, dù có đặt những nghệ sĩ khác lên đôi cánh của mình để hoàn thành một dự án nghệ thuật, BTS chưa từng thoát khỏi định nghĩa "thần tượng Kpop". Điều này không chỉ thể hiện ở vũ đạo phức tạp dần lên hay ngoại hình vẫn phải chăm chút từng li, mà là họ vẫn bị soi xét đến từng hình xăm, fandom của mỗi thành viên vẫn có lúc đứng lên "đòi công bằng" cho thần tượng nếu lỡ như line hát không được chia ổn thỏa. Và dù một mình fandom cũng đã đủ sức diệt sạch các bảng xếp hạng nhạc số từ Hàn Quốc cho đến iTunes các nước, BTS vẫn phải đối mặt với những đánh giá từ công chúng như là đánh giá một nhóm nhạc thần tượng bình thường.

Phải thừa nhận một điều, âm nhạc mang cá tính của nghệ sĩ là thứ âm nhạc rất dễ "chết yểu". Không ai có thể ép buộc được người khác phải dành lời khen cho một bài hát không hợp tai, càng sản xuất nhiều album, BTS càng cho thấy rằng những giai điệu họ chọn không dễ dàng để làm vừa tai công chúng. May mắn là nội dung trong âm nhạc của BTS có thể khiến nhiều người đồng cảm, đó là lí do khiến cho âm nhạc của BTS vượt qua nhiều biên giới ngôn ngữ như ngày hôm nay.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 12.

Ở vị trí của BTS, việc tìm kiếm những nhà sản xuất hàng đầu thế giới để cho ra một ca khúc bùng nổ là điều hoàn toàn khả dĩ. Nhưng bởi vì tầm nhìn của Bang Shihyuk – người sáng lập ra Big Hit Entertainment luôn có phần tin tưởng và tập trung vào nghệ sĩ, nên những cái tên RM, Suga, J-Hope… vẫn là những nhà sản xuất quen thuộc cho âm nhạc của BTS trong suốt 7 năm qua. Tại GDA 2020, khi nhận được giải thưởng "Best Producer", Bang Shihyuk đã phát biểu: "Tôi hy vọng nền âm nhạc sẽ là môi trường mà nơi đó các nghệ sĩ được sống như những con người, được tôn trọng và toả sáng như những gì họ có".  Những lời mà CEO của Big Hit nói ra không phải là nói suông, bởi vì dù âm nhạc của BTS là thứ âm nhạc thiếu an toàn thì những nghệ sĩ làm nên cái tên BTS vẫn phần nào được an toàn khi không bị "cái chết đầu tiên" nuốt chửng.

Trở thành thần tượng nhưng không trở thành con rối bị cả nền giải trí giật dây, BTS là kết quả tốt nhất mà những thần tượng sinh ra từ nền công nghiệp Kpop có thể mong chờ.

Map of The Soul: 7 của BTS: Màu sắc cá nhân được thể hiện rõ rệt nhưng liệu có thoát được định nghĩa xưởng thần tượng Kpop? - Ảnh 13.

BTS và Bang Shihyuk - người sáng lập Big Hit Entertainment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét